Cách xử lý khi xe hết nước làm mát động cơ giữa đường
Bạn đã bao giờ gặp phải sự cố xe bị hết nước làm mát động cơ giữa đường trong quá trình di chuyển chưa? Nhiều người không có thói quen thường xuyên kiểm tra két nước làm mát rất dễ gặp phải tình huống này và thường không biết cách xử lý. Bài viết này House & HOME sẽ chia sẻ đến bạn cách xử lý khi xe hết nước làm động cơ giữa đường.
1. Nguyên nhân gây ra hao hụt/ hết nước làm mát động cơ xe ô tô
Có 2 nguyên nhân chính gây ra hiện tượng xe bị hết nước làm mát động cơ:
-
Nước làm mát động cơ bị rò rỉ ra bên ngoài: Tình trạng này có thể do đường ống dẫn có vị trí bị rò rỉ khiến cho nước làm mát bị hao đi. những vết rò rỉ này có thể rất nhỏ và khó phát hiện. Bên cạnh đó cũng có thể do qua một thời gian dài sử dụng các nút bị ăn mòn hoặc nắp của két nước bị hỏng làm cho nước làm mát bị bay hơi khi khoang động cơ nóng lên.
-
Nước làm mát động cơ bị lọt vào bên trong buồng đốt: Trường hợp này xảy ra khi gioăng quy lát (chi tiết có nhiệm vụ làm kín bộ phận thân máy và mặt máy) bị hỏng, kiến cho nước làm mát bị thông buồng với đường dầu hoặc đi vào buồng đốt. Ngoài ra, nếu xi lanh động cơ bị nứt cũng có thể khiến nước làm mát lọt vào buồng đốt, lúc này sẽ có hiện tượng động cơ rung giật, nấc, máy không ổn định.
2. Hậu quả của việc xe hết làm nước làm mát động cơ
Việc xe bị hao hụt nước làm mát động cơ chắc chắn sẽ khiến cho hoạt động của hệ thống làm mát của ô tô bị gián đoạn. Và cũng sẽ ảnh hưởng lớn đến toàn bộ hệ thống động cơ xe khi vận hành.
Việc không kịp thời bổ sung nước làm mát động cơ cho xe sẽ gây ra những hậu quả nguy hiểm mà không lường trước được:
-
Khi thiếu nước làm mát động cơ chắc chắn sẽ bị nóng, nhiệt độ tăng cao nên dễ gây cháy nổ.
-
Xe có thể chết máy giữa đường khi đang chạy, việc này nguy hiểm và cản trở giao thông.
-
Động cơ xe nóng lên cũng sẽ ảnh hưởng đến những chi tiết máy và bộ phận liên quan khác.
3. Cách xử lý khi xe bị hết nước làm động cơ giữa đường
Trường hợp có thể dừng xe an toàn
Bước 1: Cho dừng xe
Bạn hãy lập tức tìm cách tấp xe vào lề đường thật an toàn và tắt máy để động cơ nguội bớt nếu phát hiện kim chỉ nhiệt động cơ chỉ về vạch H (Hot), hoặc kim chỉ nhiệt độ động cơ tăng dần hoặc thấy hơi nước bốc lên từ nắp ca-po, hệ thống điều hòa hoạt động kém hoặc không mát.
Bước 2: Mở nắp ca-po
Hãy cẩn thật mở nắp ca-po (có thể lót tay) để tạo khoảng trống cho hơi nóng của động cơ được thoát ra ngoài nhanh hơn.
Bước 3: Kiểm tra mực nước làm mát
-
Lưu ý không mở nắp két nước làm mát ngay khi vừa mở nắp ca-po vì lúc này nhiệt độ nước làm mát bên trong còn cao, nếu mở nắp ngay có thể sẽ khiến nước phun trào và gây bỏng.
-
Sau khi chờ và thấy động cơ cũng như hệ thống làm mát đã nguội bớt thì hãy tiến hành mở nắp két nước để kiểm tra. Quan sát mực nước ở bình chứa phụ xem có còn đầy hay không.
-
Chờ hệ thống làm mát nguội hẳn rồi tiến hành đổ đầy dung dịch nước làm mát vào két nước. Trường hợp khẩn cấp có thể thay thế dung dịch làm mát động cơ chuyên dụng bằng nước sạch.
Bước 4: Tìm kiếm vết rò rỉ
Tiến hành quan sát, kiểm tra đường ống trong khoang động cơ, dưới gầm xe xem có rò rỉ nước hay không. Nếu chỉ đơn thuần là xe thiếu nước làm mát thì chỉ cần đổ đầy trở lại là xe có thể đi tiếp. Còn không tìm thấy nguyên nhân khiến xe bị cạn nước làm mát động cơ thì hãy gọi các trung tâm dịch vụ sửa chữa để được hỗ trợ.
Trường hợp bắt buộc phải lái xe tiếp
Nếu trong trường hợp đã phát hiện xe quá nóng nhưng không thể dừng, bắt buộc phải lái tiếp thì tài xế cần tuân thủ những bước sau:
Bước 1: Tắt điều hòa
Tài xế cần tiến hành tắt điều hòa khi nhận thấy động quá nóng lên bất thường. Việc tắt điều hòa sẽ giúp giảm tải cho động cơ.
Bước 2: Chuyển sang chế độ nóng
Sau đó hãy bật chế độ sưởi và mở quạt mức to nhất. Nếu trời nóng, hãy hạ kính cửa sổ và xoat cửa thông gió ra phía cửa sổ để khí nóng được thoát bớt ra ngoài. Vì hệ thống sưởi của xe sử dụng sức nóng của tỏa ra từ động cơ để sưởi ấm không khí trong xe nên nếu lượng nhiệt từ đây thoát ra càng nhiều nhiều thì động cơ càng nhanh mát.
Bước 3: Không di chuyển nhiều
Khi động cơ đã nóng lên thì tài xế không nên di chuyển dài như bình thường, mà tăng tần suất dừng nghỉ nhiều hơn.
Bước 4: Tắt động cơ
Tiến hành tắt động cơ nhưng vẫn để hệ thống điện tiếp tục làm việc để khí nóng được giải phóng ra khởi động cơ nhanh hơn.
Bước 5: Vận hành xe ở tốc độ vừa phải
Tài xế cần vận hành xe ở tốc độ vừa phải, không đi nhanh, không dừng nhanh. Việc tăng tốc sẽ khiến tăng tải trọng của động cơ, làm cho động cơ nhanh nóng.
Trên đây là cách xử lý nhanh khi xe gặp phải sự cố hết làm mát động cơ khi đang di chuyển trên đường. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn biết được phải xử lý ra sao khi xe gặp sự cố. Và bạn cũng đừng quên thường xuyên ghé thăm House & HOME để được cập nhật những thông tin thú vị và bổ ích về chăm sóc gia đình nhé!