CÔNG TY CP SẢN XUẤT GIA DỤNG HOUSE & HOME

Hướng dẫn thay nước làm mát động cơ ô tô chi tiết

Thứ Ba, 25/04/2023
Đinh Vũ Hải Anh

Như đã biết, nước làm mát động cơ là một thành phần quan trọng để giữ cho xe hoạt động ổn định. Và việc thay nước làm mát động cơ định kì cho xe là việc mà ai sở hữu ô tô cũng cần rất chú ý. Hiện nay nhiều người vẫn chọn cách tự mình thay nước làm mát ô tô tại nhà, tuy nhiên nếu không nắm vững kỹ thuật thì rất có thể gây ra những sai sót ảnh hưởng đến xe. Bài viết này House & HOME sẽ chia sẻ đến bạn cách thay nước làm mát ô tô đúng kỹ thuật để bạn có thể tự thay hoặc châm thêm nước làm mát động cơ tại nhà nhé!

1. Có nên tự thay nước làm mát động cơ ô tô không?

Nước làm mát động cơ ô tô là dung dịch hợp chất hóa học gây ô nhiễm môi trường, chính vì vậy lượng nước làm mát cũ sau khi xả ra cần phải được thu gom, xử lý đúng cách. Chính vì vậy, để có đủ các thiết bị cần thiết cũng nhu tiết kiệm thời gian thì tốt hơn cả là nên chọn cách thay nước làm mát động cơ tại các gara chuyên nghiệp.

Chúng ta chỉ nên tự châm thêm nước làm mát động cơ tại nhà qua bình chứa phụ. Tuy nhiên, nếu nắm vững cách làm cũng như có đủ dụng cụ hỗ trợ thì bạn có thể tự thay nước làm mát ô tô tại nhà.

2. Hướng dẫn cách thay nước làm mát ô tô chi tiết

Nếu không có dụng cụ hỗ trợ để thay nước làm mát tại nhà thì bạn cũng nên nắm được cách thay nước làm mát để có thể biết được những nơi mà bạn thuê thay nước làm mát ô tô có làm chuẩn hay không.

Bước 1: Chuẩn bị

  • Một bình đựng nước sạch có dung tích bằng ½ dung tích hệ thống giải nhiệt của xe

  • 1 bình nước làm mát động cơ ô tô (phù hợp với dòng xe)

  • Phễu, 1 chiếc tua vít có đầu dẹt

  • 1 chậu để chứa dung dịch làm mát cũ

  • Đèn bấm

  • Găng tay

Bước 2: Xả sạch phần nước làm mát cũ trong xe, nên thực hiện khi xe nguội để tránh bị bỏng.

  • Tiến hành mở nắp bình chứa nước làm mát động cơ

  • Nâng gầm xe, tìm chỗ thoát ở đáy bình

  • Xoay mở nút bịt ngang và dùng chậu để hứng nước làm mát cũ 

  • Khóa lỗ thoát lại khi nước làm mát cũ đã chảy ra hết

Bước 3: Rửa bình chứa

  • Đổ phần nước sạch đã chuẩn bị vào bình chứa nước làm mát động cơ của xe

  • Đậy nắp bình chặt lại để tránh tràn nước và bọt khí khi nước sôi

  • Khởi động lại xe và để máy chạy khoảng 3-5 phút

  • Tắt máy và đợi cho động cơ nguội hẳn

  • Tiến hành tháo sạch nước trong bình chứa tương tự bước 2

Bước 4: Tiến hành pha hỗn hợp nước làm mát động cơ với nước cất (nước tinh khiết) theo công thức nhà sản xuất hướng dẫn trên bao bì. Và chỉ áp dụng với nước làm mát động cơ sử dụng công nghệ axit hữu cơ.

Bước 5: Đổ hỗn hợp vừa pha chế vào bình chứa chính và bình chứa phụ, đóng nắp bình lại.

Bước 6: Khởi động xe để máy chạy cầm chừng và theo dõi đến khi bình nhiệt sủi bọt khí và thấy nước làm mát bắt đầu rút dần. Liên tục theo dõi kim nhiệt trong suốt quá trình này, tránh để động cơ bị quá nóng. Nếu thấy kim nhiệt tăng tiến về phía mức đỏ thì cần tắt động cơ ngay và kiểm tra xem lượng nước làm mát trong bình đã đủ chưa.

Bước 7: Nếu thấy nước làm mát động cơ trong bình rút xuống thì tiến hành châm thêm vào cả bình chính và bình phụ. Sau đó đậy chặt nắp lại là có thể sử dụng bình thường.

Bước 8: Sử dụng phễu để thu gom phần nước làm mát cũ và xử lý theo quy định, nghiêm cấm đổ xuống cống rãnh.

Xem thêm sản phẩm Dung Dịch Làm Mát Động Cơ Super Cool tại đây!

3. Hướng dẫn cách bổ sung thêm nước làm mát động cơ ô tô

Bạn hoàn toàn có thể tự mình tiến hành bổ sung thêm nước làm mát cho xe tại nhà.

Bên dưới nắp capô xe thường có 2 nắp bình chứa nước làm mát:

  • Bình chứa chính, làm bằng kim loại và kèm dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm không được mở khi động cơ còn nóng.

  • Bình chứa phụ thường được làm bằng chất liệu nhựa. Trên bình chứa phụ sẽ có vạch Max và Min để tiện theo dõi.

Nếu theo dõi thấy nước làm mát ở bình phụ xuống dưới vạch Min, bạn có thể tiến hành châm thêm nước làm mát dữ trữ vào bình cho đến vạch Max thì ngưng. Tuyệt đối không được châm bổ sung thêm vào bình chính.

4. Một số điều cần lưu ý khi thay nước làm mát ô tô

  • Không sử dụng nước lã, nước máy, nước khoáng, nước đóng chai,... để pha với nước làm mát động cơ. Vì trong các loại nước này có độ lắng cặn cao dễ làm gỉ sét, mòn mục, rò rỉ đường ống dẫn, ảnh hưởng nặng đến cấu tạo của két chứa nước làm mát.

  • Tuyệt đối không thay nước làm mát ô tô khi động cơ còn nóng, phải chờ cho máy nguội hoàn toàn. 

  • Không tự ý bổ sung các chất chống nằm ngoài khuyến cáo của nhà sản xuất. Hiện nay có nhiều lời khuyên trên mạng rằng bổ sung thêm chất chống đông sẽ giúp kéo dài tuổi thọ của nước làm mát động cơ nhưng điều này là không chính xác. 

  • Nếu thường xuyên gặp tình trạng kim đồng hồ báo nhiệt tăng cao thì bạn nên cân nhắc việc thay nước làm mát ô tô sớm hơn hạn.

  • Tuyệt đối không để nước làm mát ô tô tiếp xúc trực tiếp với da tay bời hầu hết trong thành phần của các loại nước làm mát đều chứa ethylene glycol rất độc.

  • Không được để nước làm mát tràn xuống các bộ phận khác trong khoang động cơ bởi các thành phần axit hữu cơ trong nước làm mát sẽ khiến ăn mòn các chi tiết bằng nhựa.

Trên đây là cách thay nước làm mát ô tô chi tiết mà House & HOME muốn chia sẻ với bạn. Hy vọng bài viết đã giúp bạn nắm được cách thay cũng như những lưu ý khi tiến hành thay/ châm thêm nước làm mát động cơ cho ô tô. Và bạn cũng đừng quên thường xuyên ghé thăm House & HOME để được cập nhật những thông tin thú vị và bổ ích về chăm sóc xe nhé!

 

Mục lục
Mục lụcNội dung bài viếtx