House & HOME - Đơn vị hàng đầu cung ứng các sản phẩm hóa chất tẩy rửa chuẩn châu Âu

Chớ chủ quan với viêm nha chu – Mối nguy tiềm ẩn với sức khỏe răng miệng

Thứ Năm, 24/07/2025
Phạm Giang

Viêm nha chu là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến răng lung lay và mất răng ở người trưởng thành. Dù phổ biến nhưng nhiều người vẫn chưa hiểu rõ "viêm nha chu là gì", dẫn đến chậm trễ trong điều trị. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nhận diện các dấu hiệu, nguyên nhân, cách điều trị và chăm sóc khi bị viêm nha chu, đồng thời giải đáp các thắc mắc thường gặp như viêm nha chu có lây không, viêm nha chu uống thuốc gì, trị viêm nha chu bao nhiêu tiền…

Viêm nha chu là gì? Viêm nha chu có lây không?

Viêm nha chu (tiếng Anh: Periodontitis) là bệnh lý viêm nhiễm xảy ra ở tổ chức quanh răng – bao gồm nướu, dây chằng nha chu và xương ổ răng. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), viêm nha chu là một trong những bệnh lý răng miệng phổ biến nhất toàn cầu, ảnh hưởng đến khoảng 19% người trưởng thành từ 15 tuổi trở lên, tương đương gần 1 tỷ người trên toàn thế giới.

Theo một nghiên cứu của Viện Răng Hàm Mặt Trung ương, trên 90% người trưởng thành tại Việt Nam có các vấn đề về răng miệng, trong đó tỷ lệ viêm nướu và viêm nha chu chiếm tới 60–80%. Một nghiên cứu khác công bố trong Tạp chí Y học Việt Nam, khảo sát 1.200 người từ 18–65 tuổi tại TP.HCM, cho thấy 65% người bị viêm nha chu mức độ nhẹ đến trung bình và chỉ 8% có kiến thức đúng về cách chăm sóc kẽ răng.

Dù không lây như cảm cúm nhưng vi khuẩn gây viêm nha chu có thể lan truyền qua dùng chung bàn chải, muỗng, hôn trực tiếp...

Ngoài ra, viêm nha chu cũng dễ bị nhầm lẫn với viêm lợi. Tuy nhiên, viêm lợi chỉ là tình trạng nhẹ, gây sưng nướu và chảy máu khi đánh răng, còn viêm nha chu là giai đoạn nặng hơn, tổn thương cả cấu trúc nâng đỡ răng.

Hình ảnh viêm nha chu phổ biến

Các cấp độ của viêm nha chu kèm dấu hiệu nhận biết

Viêm nha chu tiến triển qua nhiều giai đoạn tương ứng với các triệu chứng khác nhau:

  • Viêm nha chu nhẹ: Đây là giai đoạn sớm của bệnh. Nướu có dấu hiệu sưng đỏ, dễ chảy máu khi chải răng hoặc ăn uống. Mảng bám và cao răng bắt đầu hình thành dưới nướu. Nếu phát hiện và điều trị sớm có thể hồi phục hoàn toàn.
  • Viêm nha chu cấp: Đây là giai đoạn bệnh phát triển nhanh, người bệnh có thể cảm nhận rõ sự đau nhức ở vùng nướu, sưng to, có thể xuất hiện mủ, mùi hôi miệng rõ rệt. Lúc này vi khuẩn đã bắt đầu tấn công mạnh vào mô nha chu, nếu không điều trị đúng cách sẽ nhanh chóng chuyển sang giai đoạn mãn tính.
  • Viêm nha chu nặng/ mãn tính: Tình trạng viêm kéo dài, gây tổn thương sâu ở dây chằng và xương ổ răng gây ra các biểu hiện như nướu tụt, lộ chân răng, răng lung lay rõ rệt. Bệnh nhân có thể mất răng nếu không được điều trị kịp thời. 
  • Viêm nha chu độ 3: Đây là cấp độ nghiêm trọng nhất. Tình trạng tiêu xương trầm trọng, răng lung lay nhiều, có thể không giữ được răng. 

Tiến trình phát triển viêm nha chu

Nguyên nhân và tác nhân gây viêm nha chu

Có nhiều nguyên nhân gây viêm nha chu nhưng tựu trung lại có ba nhóm chính là:

Do sự tích tụ của vi khuẩn trong mảng bám răng

Đây là nguyên nhân trực tiếp và phổ biến nhất. Khi không được làm sạch kỹ lưỡng, đặc biệt là ở kẽ răng, vùng răng hàm, mảng bám sẽ trở thành nơi cư trú lý tưởng cho vi khuẩn gây viêm nha chu, điển hình như Porphyromonas gingivalis hay Aggregatibacter actinomycetemcomitans. Các vi khuẩn này sinh sôi, tiết ra độc tố làm tổn thương mô nướu, gây viêm, phá hủy dần dần dây chằng nha chu và xương ổ răng.

Do thói quen sinh hoạt và vệ sinh răng miệng kém

Một trong những nguyên nhân gián tiếp nhưng có ảnh hưởng lâu dài chính là lối sống thiếu lành mạnh:

  • Không đánh răng đúng cách hoặc không dùng chỉ nha khoa sau khi ăn
  • Bỏ qua việc làm sạch kẽ răng – nơi bàn chải thường không tiếp cận được
  • Không đi khám nha định kỳ để lấy cao răng và phát hiện sớm viêm nướu
  • Ăn quá nhiều đồ ngọt, thực phẩm dính hoặc chứa axit khiến vi khuẩn dễ phát triển

Việc chỉ đánh răng mà không làm sạch kẽ răng chính là “lỗ hổng” lớn trong chăm sóc răng miệng hiện nay và là con đường nhanh nhất dẫn tới viêm nha chu.

Không đánh răng đúng cách có thể gây viêm nha chu

Các yếu tố nguy cơ khác

  • Hút thuốc lá: Làm giảm lưu lượng máu đến nướu, giảm khả năng hồi phục mô. Người hút thuốc có nguy cơ viêm nha chu cao gấp 2–6 lần người không hút.
  • Tiểu đường: Khi lượng đường trong máu không kiểm soát tốt, cơ thể dễ bị viêm nhiễm, đặc biệt là ở nướu răng.
  • Thay đổi nội tiết tố: Phụ nữ mang thai, dậy thì hoặc tiền mãn kinh dễ gặp viêm nướu do nướu trở nên nhạy cảm hơn với vi khuẩn.
  • Yếu tố di truyền: Một số người có cơ địa nhạy cảm hơn với vi khuẩn gây viêm nha chu, dù có chăm sóc răng miệng kỹ lưỡng.

Viêm nha chu có tự khỏi được không?

Viêm nha chu không thể tự khỏi nếu không điều trị. Ngược lại, nếu chủ quan hoặc chỉ dùng thuốc mà không xử lý mảng bám, bệnh sẽ tiến triển nặng hơn, phá hủy dần xương nâng đỡ răng, khiến răng lung lay và mất răng vĩnh viễn.

Ngay cả khi các triệu chứng như đau hay sưng có giảm tạm thời, vi khuẩn vẫn có thể âm thầm tiếp tục phá huỷ mô nha chu bên trong. Do đó, đừng trì hoãn việc khám nha khoa nếu bạn nghi ngờ mình đang bị viêm nha chu.

Viêm nha chu uống thuốc gì? Điều trị như thế nào?

Đây là các loại thuốc thường dùng trong điều trị viêm nha chu:

  • Thuốc kháng sinh: Dùng để tiêu diệt hoặc ức chế vi khuẩn gây viêm nha chu. Amoxicillin, Metronidazole, Clindamycin là các loại phổ biến nhất trong các trường hợp viêm nha chu có nhiễm khuẩn lan rộng hoặc mưng mủ. Trong một số trường hợp nặng, bác sĩ có thể chỉ định liệu trình kháng sinh phối hợp, uống từ 5–7 ngày.
  • Thuốc chống viêm, giảm đau: Ibuprofen, Diclofenac hoặc Paracetamol là các loại thuốc giúp giảm sưng đau, đặc biệt khi mô nha chu bị viêm sâu. Những thuốc này thường dùng ngắn hạn để kiểm soát triệu chứng.
  • Nước súc miệng viêm nha chu: Khi viêm nha chu đã có dấu hiệu mưng mủ, hôi miệng, chảy máu nướu… việc sử dụng nước súc miệng chuyên dụng là rất cần thiết. Nước súc miệng chứa Chlorhexidine (CHX), nước súc miệng chứa Cetylpyridinium Chloride (CPC), nước súc miệng oxy hóa nhẹ (Hydrogen peroxide loãng) là các loại nước súc miệng viêm nha chu mà bạn có thể tham khảo. 

Tuy nhiên, việc dùng thuốc chỉ giải quyết phần ngọn, để điều trị dứt điểm thì bạn cần phác đồ điều trị chuyên sâu tại phòng khám nha khoa, bao gồm:

  • Lấy cao răng & xử lý gốc răng (Scaling & Root Planing)
  • Điều trị kháng sinh tại chỗ
  • Phẫu thuật nha chu (nếu cần)

Lấy cao răng điều trị viêm nha chu

Chữa viêm nha chu bằng phương pháp dân gian

Đây là các phương pháp trị viêm nha chu tại nhà:

  • Nước muối ấm: Hòa tan 1/2 thìa cà phê muối tinh vào 200ml nước ấm (khoảng 40–50°C, ấm vừa phải). Súc miệng nhẹ nhàng trong 30–60 giây, tập trung vào vùng răng và nướu bị viêm. Thực hiện 2–3 lần mỗi ngày, đặc biệt sau bữa ăn và trước khi ngủ giúp kháng khuẩn, giảm viêm và làm dịu nướu.
  • Trà xanh: Đun sôi một nắm lá trà xanh tươi (hoặc 1 túi trà lọc) với 300–500ml nước, để nguội bớt rồi dùng nước này để súc miệng hoặc ngậm trong 2–3 phút.Trà xanh chứa chất chống oxy hóa EGCG có tác dụng giảm mảng bám, hỗ trợ làm dịu nướu và kháng khuẩn tự nhiên.

Nước trà xanh tươi

  • Tỏi: Lấy 1 tép tỏi tươi, giã nát cùng một chút muối biển. Dùng bông gòn sạch hoặc đầu ngón tay sạch đắp hỗn hợp này lên vùng nướu bị viêm trong khoảng 3–5 phút, sau đó súc miệng lại với nước ấm. Thực hiện 1 lần/ngày, tránh lạm dụng vì tỏi có tính nóng. Allicin trong tỏi có tác dụng diệt khuẩn, chống viêm.
  • Gừng: Gừng tươi cạo vỏ, giã nhuyễn rồi đun với nước sạch trong 5 phút. Dùng nước gừng ấm này để súc miệng hoặc ngậm trong khoảng 1 phút, 2 lần/ngày. Gừng phù hợp với các trường hợp viêm nướu hoặc nha chu mức độ nhẹ.
  • Tinh dầu đinh hương hoặc dầu dừa: Nhỏ 1–2 giọt tinh dầu đinh hương hoặc dầu dừa nguyên chất ra tăm bông sạch, thoa trực tiếp lên vùng nướu sưng 1–2 lần/ngày. Hoặc pha vài giọt tinh dầu vào 100ml nước ấm để súc miệng, giúp kháng khuẩn nhẹ nhàng và làm dịu đau.

Tinh dầu đinh hương

Lưu ý quan trọng: Các phương pháp chữa viêm nha chu tại nhà chỉ mang tính hỗ trợ, không thể thay thế hoàn toàn cho điều trị y tế. Nếu tình trạng không cải thiện sau vài ngày, bạn nên đến nha sĩ để được chẩn đoán và điều trị đúng cách.

Tăm chỉ Clara – Bí quyết nhỏ để ngăn ngừa viêm nha chu từ gốc

Để ngăn ngừa viêm nha chu, bạn không chỉ cần đánh răng đều đặn mà còn phải làm sạch kẽ răng mỗi ngày và đó chính là lúc tăm chỉ Clara phát huy sức mạnh.

Tăm chỉ Clara Slim

Được thiết kế dành riêng cho những người có kẽ răng hẹp, răng mọc sát, tăm chỉ Clara Slim sử dụng sợi chỉ siêu mảnh, có khả năng luồn lách nhẹ nhàng giữa các răng mà không gây đau hay tổn thương mô nướu.

Tăm chỉ Clara Plus

Với thiết kế sợi chỉ dày hơn, tăm chỉ Clara Plus được tối ưu hóa để làm sạch mảng bám cứng đầu, vụn thức ăn nằm sâu trong vùng răng hàm. Sản phẩm mang lại cảm giác chắc tay, hiệu quả cao nhưng vẫn êm ái, không gây đau hay chảy máu. Đây là lựa chọn lý tưởng cho người đã quen dùng chỉ nha khoa và muốn tăng cường phòng ngừa các bệnh nha chu mãn tính.

Tăm chỉ Clara Kiss

Tăm chỉ Clara Kiss sử dụng sợi chỉ mềm mịn, có độ đàn hồi tốt, giúp hạn chế tối đa hiện tượng chảy máu, đau nhức khi dùng. Phù hợp với những người có nướu nhạy cảm, đang bị viêm lợi, viêm nha chu nhẹ, phụ nữ mang thai hoặc người lớn tuổi. 

Tăm chỉ Clara Kiss - Yêu bản thân từ những điều nhỏ xíu

Tăm chỉ Clara Kids

Tăm chỉ Clara Kids được thiết kế riêng cho trẻ em, giúp bé dễ dàng cầm nắm và tự vệ sinh răng miệng. Sử dụng Clara Kids mỗi ngày giúp trẻ hình thành thói quen chăm sóc kẽ răng đúng cách ngay từ nhỏ, đồng thời ngăn ngừa sớm các vấn đề như sâu kẽ, viêm nướu, viêm nha chu ở trẻ em – vốn ngày càng phổ biến do ăn uống hiện đại và lười vệ sinh răng miệng.

Một số câu hỏi thường gặp

Câu hỏi 1: Viêm nha chu có đau không? Có nguy hiểm không?

Câu trả lời là có. Ban đầu có thể chỉ là sưng nhẹ, đau âm ỉ hoặc chảy máu chân răng, nhưng nếu không điều trị kịp thời, viêm nha chu có thể tiến triển gây tiêu xương ổ răng, răng lung lay, thậm chí mất răng vĩnh viễn.

Câu hỏi 2: Trẻ nhỏ có thể bị viêm nha chu không? Dấu hiệu ở trẻ là gì?

Viêm nha chu không chỉ là bệnh của người lớn. Trẻ em, đặc biệt từ độ tuổi 2 trở lên, khi đã có hệ răng sữa tương đối đầy đủ, vẫn có thể mắc viêm nha chu nếu không được vệ sinh răng miệng đúng cách. Mặc dù tỷ lệ viêm nha chu ở trẻ em thấp hơn người trưởng thành, nhưng một khi đã khởi phát, bệnh có thể diễn tiến nhanh hơn do mô nướu còn non yếu và hệ miễn dịch chưa hoàn thiện.

Những dấu hiệu cảnh báo sớm ở trẻ bao gồm: nướu sưng đỏ, dễ chảy máu khi chải răng hoặc ăn thức ăn cứng, hơi thở có mùi hôi kéo dài dù đã đánh răng, trẻ than đau vùng lợi, kém ăn, cáu gắt khi nhai hoặc đánh răng. Một số trường hợp có thể thấy mủ nhẹ ở viền nướu – dấu hiệu của viêm nặng hơn.

Câu hỏi 3: Viêm nha chu ở bà bầu có nguy hiểm không, cần lưu ý gì?

Viêm nha chu ở bà bầu là tình trạng cần đặc biệt lưu ý vì thay đổi nội tiết trong thai kỳ khiến nướu nhạy cảm, dễ viêm. Nếu không kiểm soát tốt, bệnh có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của mẹ và làm tăng nguy cơ sinh non, nhẹ cân. Bà bầu nên khám răng định kỳ và chọn sản phẩm chăm sóc răng miệng dịu nhẹ, an toàn.

Câu hỏi 4: Viêm nha chu nên ăn gì, kiêng ăn gì để hỗ trợ hồi phục?

Người bệnh nên ăn thức ăn mềm, dễ nhai, giàu vitamin C, rau xanh và uống nhiều nước. Đồng thời kiêng đồ cay nóng, quá ngọt, quá lạnh, và hạn chế đồ ăn cứng, dai dễ làm tổn thương nướu.

Câu hỏi 5: Trị viêm nha chu bao nhiêu tiền?

Chi phí điều trị dao động tùy theo mức độ nặng nhẹ. Với các trường hợp nhẹ, chỉ cần lấy cao răng, chi phí từ 200.000 – 500.000 đồng. Trường hợp nặng phải điều trị chuyên sâu, có thể từ 1–5 triệu đồng/ lần, tùy vào cơ sở và phương pháp điều trị. 

Viêm nha chu không chỉ là bệnh của nướu mà còn là lời cảnh báo từ chính cơ thể bạn. Nhưng bạn hoàn toàn có thể phòng tránh nó chỉ bằng những thói quen nhỏ mỗi ngày như dùng tăm chỉ Clara.

Mục lục
Mục lụcNội dung bài viếtx