Cách xử lý quần áo bị co rút sau khi giặt
Chắc hẳn dù có cẩn thận đến mấy thì bạn cũng đã đôi lần gặp phải tình trạng quần áo bị co rút sau khi giặt, ngày càng ngắn và chật. Vậy có cách nào để đồ bị co sẽ giãn trở lại kích thước ban đầu không nhỉ? Hãy cùng House & HOME đi tìm câu trả lời nhé!
1. Nguyên nhân khiến cho quần áo bị co rút sau khi giặt
Quần áo được làm từ những loại sợi tự nhiên như cotton, lanh, len,... sau khi giặt xong bạn thường thấy thấy bị co ngắn hay chật hơn lúc mới mua về mà không hiểu nguyên nhân là do đâu. Vậy hãy cùng tìm hiểu nhé!
Quần áo được giặt bằng phương pháp giặt ướt thông thường, dùng máy giặt hoặc máy sấy quần áo thì nhiệt độ trong khi giặt/ sấy là nguyên nhân chính gây ra sự biến dạng cho sợi vải.
Vải quần áo được cấu tạo từ những sợi polymer, một sợi vải sẽ là chuỗi mắt xích cho polymer liên tục để kéo thành sợi tạo thành tấm vải. Vậy nên nếu nhiệt độ khi giặt sấy không phù hợp sẽ làm phá vỡ các chuỗi polymer, khiến quần áo sau khi giặt bị nhăn, co rút và trở nên nhỏ hơn so với kích thước lúc mới mua.
Bên cạnh đó, nếu giặt bằng tay mà bạn vò và chà quần áo bằng một lực quá mạnh cũng sẽ khiến quần áo biến dạng, nhăn nhúm và phai màu.
2. Cách xử lý quần áo bị co rút sau khi giặt về đúng kích cỡ ban đầu
2.1 Với đồ chất liệu thun
Để cứu những bộ đồ từ chất liệu vải thun bị co rút, bạn có thể thực hiện theo các bước sau:
-
Bước 1: Ngâm quần áo với khoảng 1 lít nước ấm. Nước âm sẽ có tác dụng làm giãn sợi vải. Chú ý không dùng nước quá nóng vì chúng sẽ làm hỏng quần áo, còn nước lạnh sẽ ko có hiệu quả trong việc làm giãn vải bị co.
-
Bước 2: Hòa thêm vào khoảng 1 muỗng (15ml) dầu gội hoặc dầu xả có độ tẩy rửa dịu nhẹ (như loại cho trẻ em) và hòa tan trong nước chậu nước ấm.
-
Bước 3: Ngâm quần áo trong hỗn hợp dầu gội/ dầu xả và nước ấm trong khoảng 30 phút và để quần áo được ngâm chìm trong nước.
-
Bước 4: Vắt khô quần áo. Bước này bạn tiến hành như vắt khăn, vắt quần áo bình thường, dùng lực sao cho vắt sạch được nước hết sức có thể.
-
Bước 5: Lấy một chiếc khăn khô sạch, to hơn cái áo. quần của bạn rồi trải khăn ra, đặt áo/ quần lên trên. Từ từ cuộn dần một góc của khăn rồi giữ áo/ quần như vậy trong khoảng 10 phút.
-
Bước 6: Sau 10 phút, bạn hãy mở áo/ quần ra khỏi khăn và chuyển sang chiếc khăn thứ 2 được trải sẵn trên mặt phẳng, rồi dùng tay kéo thẳng nhẹ nhàng các mép của áo/ quần. (Cần tiến hành nhanh khi vải còn đang ướt).
-
Bước 7: Tiến hành giữ cố định áo bằng cách đặt các vật nặng lần lượt lên các phần của áo/ quần để khôi phục hình dạng của chúng.
-
Bước 8: Nếu thấy dầu gội/ dầu xả chưa sạch hẳn bạn có thể giặt lại với nước và phơi bình thường, nhưng cần hạn chế phơi ở những nơi quá nóng, sẽ làm áo quần dễ bị hỏng.
2.2 Với đồ chất liệu len
-
Bước 1: Chuẩn bị một lít nước ấm vào chậu để ngâm quần áo
-
Bước 2: Cho vào chậu nước ấm khoản 30ml giấm hoặc hàn the.
-
Bước 3: Ngâm quần áo bị co rút vào hỗn hợp vừa pha khoảng 30 phút rồi tiến hành thực hiện kéo giãn áo quần khi chúng đang được ngâm trong nước.
-
Bước 4: Tiến hành vắt khô quần áo. Vì vải len dễ bị giãn, nên ở bước này bạn nên bóp nhẹ để giảm lượng nước trong áo quần và không nên vội xả sạch với nước vì nó sẽ làm giảm tác dụng của giấm và hàn the.
-
Bước 5: Chuẩn bị một chiếc khăn có khả năng thấm hút cao vào cho vào bên trong quần áo và điều chỉnh sao cho chúng định hình được quần áo. Cần thiết bạn có thể cuộn thêm nhiều khăn tới khi đủ đưa quần áo về hình dáng ban đầu.
-
Bước 6: Sau khi quần áo đã được hong khô với khăn, bạn tiến hành đem phơi chúng lên móc cho nhanh khô. Khi quần áo đã khô và về lại dáng cũ, bạn có thể giặt tay lại với nước lạnh để vải được mềm mại hơn.
2.3 Với đồ chất liệu jean
Với những chiếc quần jean bị chật sau lần giặt đầu tiên, bạn có thể hô biến chúng trở lại như lúc ban đầu với những bước sau:
-
Bước 1: Chuẩn bị một thau nước ấm
-
Bước 2: Cố gắng mặc quần vào khoảng 5 phút cho quần giãn bớt ra, rồi đem quần ngâm vào thau nước ấm đã chuẩn bị trước đó. Ngâm khoảng 10 phút.
-
Bước 3: Sau khi ngâm đc 10 phút, bạn dùng tay kéo giãn quần từ phía các mép.
-
Bước 4: Đêm quần treo lên dây phơi ở nơi thoáng mát, tránh nơi quá nóng và ánh nắng trực tiếp.
2.4 Đối với áo sơ mi
Đối với những item là áo sơ mi bị co rút hoặc nhăn nhúm bạn có thể xử lý như sau:
-
Bước 1: Hãy hòa tan hỗn hợp nước và dầu gội em bé hoặc dầu xả theo tỷ lệ 1 lít nước : 15ml dầu gội/ dầu xả. Rồi ngâm áo vào hỗn hợp vừa pha trong 30 phút.
-
Bước 2: Vắt khô áo bằng cách vo tròn chứ không vặn để bảo vẹ kết cấu sợi vải.
-
Bước 3: Giũ sơ áo sơ mi và treo lên móc phơi quần áo. Đem phơi ở nơi bóng mát, tránh ánh nắng trực tiếp và nhiệt độ cao để giữ cho vải không bị co lại.
3. Một số lưu ý để quần áo không bị co rút sau khi giặt
Để quần áo khi giặt xong không bị co rút hay nhăn nhúm, bạn hãy lưu ý một số điều sau:
-
Máy sấy có sức nóng lớn và dễ làm ảnh hưởng đến chất liệu vải, làm cho quần áo bị co rút. Vây nên khi giặt máy, hãy chọn chế độ giặt nhẹ cùng với nước lạnh, không cần sấy. Để an toàn hơn, nếu bạn biết được quần áo của mình có chất liệu dễ bị co rút thì nên giặt tay.
-
Hãy tìm hiểu và phân loại quần áo để có cách giặt đúng, cố gắng hạn chế tình trạng co rút.
-
Việc khôi phục, kéo giãn quần áo đã bị co rút không phải lúc nào cũng thành công nên có thể bạn có thể sẽ phải xử lý nhiều lần, hoặc tình huống xấu nhất là không thể khôi phục.
Trên đây là những thông tin về tình trạng quần áo bị co rút sau khi giặt mà chúng tôi muốn giới thiệu đến bạn đọc. Hy vọng bài viết đã giúp bạn biết được vì sao quần áo của mình lại bị nhăn nhúm, co rút lại sau khi giặt cũng như cách để khắc phục tình trạng này đối với từng chất liệu vải cụ thể. Và bạn cũng đừng quên thường xuyên ghé thăm House & HOME để cập nhật những thông tin hữu ích chăm sóc gia đình nhé!