House & HOME - Đơn vị hàng đầu cung ứng các sản phẩm hóa chất tẩy rửa chuẩn châu Âu

Các loại miếng rửa chén và cách vệ sinh miếng rửa chén

Thứ Sáu, 27/10/2023
Đinh Vũ Hải Anh

Miếng rửa chén là một vật dụng nhỏ bé nhưng có vai trò rất quan trọng trong việc giữ vệ sinh nhà bếp. Có thể chưa biết, miếng rửa chén có rất nhiều loại và mỗi loại lại có công dụng làm sạch và cách sử dụng khác nhau. Bài viết này House & HOME sẽ chia sẻ tới bạn những loại miếng rửa chén thông dụng và cách vệ sinh chúng sao cho sạch.

1. Những loại miếng rửa chén thông dụng

1.1 Miếng bọt biển rửa chén

Bọt biển rửa chén được làm từ chất liệu mềm, tạo bọt nhanh và nhiều lại không làm trầy chén bát, xoong nồi. Tuy nhiều đây cũng chính là nhược điểm của loại miếng rửa chén này, vì mềm nên sẽ phải đầu hàng trước các vết bẩn cứng đầu, khó cọ sạch được hết.

Loại miếng rửa chén này phù hợp với các loại chén đĩa bằng sứ, thủy tinh, hay các loại chảo, nồi chống dính. Vì chảo/ nồi chống dính bị trầy xước cũng sẽ không tốt cho sức khỏe.

1.2 Cước/ bùi nhùi inox rửa chén

Loại miếng rửa chén này được tạo thành từ các sợi kim loại và chuyên được sử dụng để rửa xoong nồi, đặc biệt là trường hợp xoong nồi bị thức ăn cháy khét bám chặt. 

Loại cước inox rửa chén không nên dùng để cọ rửa các loại chảo chống dính vì sẽ làm bong lớp chống dính và bám vào thức ăn, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của gia đình.

1.3 Cước xanh nhám rửa chén

Loại cước xanh nhám này được xem như là bản nâng cấp của miếng bọt biển, chúng không bị quá mềm, có khả năng các vết bẩn, nhớt do dầu mỡ để lại mà không lo trầy xước các bề mặt đồ sứ, thủy tinh. Cước xanh nhám cũng có thể được dùng để cọ rửa xoong nồi khi không bị cháy khét bám chặt.

Loại miếng rửa chén này khá được ưa chuộng trong các gia đình. Hiện nay còn có loại miếng rửa chén tích hợp cả bọt biển và cước xanh nhám rất tiện lợi.

1.4 Lưới rửa chén

Miếng lưới rửa chén được làm từ sợi nylon mềm nên có thể yên tâm sử dụng mà không lo làm xước các vật dụng, không gây trần xước lớp chống dính trên chảo, nồi. Và với cấu tạo dạng lưới, người dùng cũng có thể dễ dàng vệ sinh, loại bỏ thức ăn thừa bám trên miếng rửa chén sau khi sử dụng.

Tuy nhiên, lại này có nhược điểm là khó làm sạch các vết thức ăn bám, vết cháy bám chặt trên xoong, chảo.

1.5. Miếng xơ mướp rửa chén

Miếng xơ mướp rửa chén là một sản phẩm thân thiện với môi trường mà có hiệu quả làm sạch khá cao. Sử dụng xơ mướp để rửa đồ dùng làm bếp sẽ không lo trần xước, hay bị sợi kim loại dính vào vật dụng trong quá trình rửa.

Kết cấu các sợi dai và cứng đan xen của xơ mướp sẽ giúp đánh bay các vết dầu mỡ, cặn thức ăn bám trên chén đĩa một cách đơn giản.

1.6 Miếng silicon rửa chén

Đây là loại miếng rửa chén đang “hot” trên thị trường gần đây. Với cấu tạo có gai silicon ở hai mặt nên loại miếng rửa chén này có độ cọ sát cao hơn cước xanh nhám hay miếng bọt biển thông thường. Loại này hiệu quả khi sử dụng để rửa chén đĩa, chảo nồi chống dính. 

Người ta còn gọi đây là miếng rửa chén đa năng vì ngoài việc dùng để làm sạch chén bát thì chúng còn có thể dùng để mở nắp chai hay đế đựng cốc,... 

2. Vệ sinh miếng rửa chén đúng cách

Miếng rửa chén là vật dụng để làm sạch bát đĩa, cũng nhưng các đồ dùng nhà bếp hàng ngày nên nếu không được vệ sinh đúng cách sẽ chính là tác nhân gây bệnh, ảnh hưởng đến sức khỏe của gia đình.

Để miếng rửa chén luôn sạch, giữ vệ sinh bạn hãy lưu ý một số điều sau:

  • Giặt sạch miếng rửa chén sau khi sử dụng: Bạn cần rửa sạch các mảng bám trên miếng rửa chén sau khi dùng và vắt thật khô để hạn chế được vi khuẩn sinh sôi.

  • Làm sạch miếng rửa chén với giấm và muối: Bạn nên thường xuyên vệ sinh miếng rửa chén với giấm và muối để sát khuẩn. Chỉ cần ngâm miếng rửa chén vào hỗn hợp nước sôi + ½ cốc giấm + 3 muỗng muối; sau đó bạn chỉ cần rửa sạch lại bằng nước ấm. 

  • Diệt khuẩn miếng rửa chén bằng lò vi sóng: Bạn chỉ cần cho miếng rửa chén vào lò vi sóng ở nhiệt độ cao trong khoảng 2 phút. Tuy nhiên cách này không sử dụng cho miếng rửa chén bằng kim loại.

  • Nên thay miếng rửa chén thường xuyên sau 1-2 tuần sử dụng.

  • Đồ đựng miếng rửa chén phải để riêng biệt.

Trên đây là một số thông tin về các loại miếng rửa chén cũng như cách vệ sinh chúng sao cho luôn sạch sẽ. Hy vọng những thông tin từ bài viết đã giúp bạn bỏ túi thêm kinh nghiệm hay để chăm sóc nhà bếp. Và bạn cũng đừng quên thường xuyên ghé thăm House & HOME để cập nhật những mẹo hay, bổ ích về chăm sóc nhà cửa nhé!

Mục lục
Mục lụcNội dung bài viếtx