06 bước rửa tay thường quy đúng cách theo hướng dẫn của Bộ Y Tế
Rửa tay bằng xà phòng hoặc nước rửa tay khô là một việc làm cần thiết để giúp ngăn ngừa và phòng tránh các loại vi khuẩn, virus gây bệnh. Bài viết này sẽ chia sẻ cho bạn 06 bước rửa tay thường quy đúng cách theo hướng dẫn của Bộ Y Tế để bảo vệ bản thân và mọi người xung quanh.
1. Vì sao cần phải thường xuyên rửa tay?
Rửa tay là việc làm cần thiết thế nhưng rất nhiều người lại bỏ qua mà không thực hiện, sau đây là những lý do bạn nên thường xuyên rửa tay để bảo vệ sức khỏe cho chính bạn và mọi người xung quanh:
-
Bàn tay không hề sạch như chúng ta nghĩ
Đôi bàn tay là bộ phận linh hoạt nhất của con người, chúng giúp ta lao động, ăn uống, cầm nắm các đồ vật và vệ sinh cá nhân. Vì thế bàn tay không hề sạch mà khá bẩn, con người lại thường xuyên vô tình cho tay lên mũi, miệng và mắt.
-
Bàn tay là trung gian chuyên chở các mầm bệnh
Do phải tiếp xúc với rất nhiều đồ vật nên rất có thể đây chính là trung gian chuyên chở vi khuẩn gây bệnh cho con người: Virus E.coli sau khi đi đại tiện, virus cúm, virus sởi sau khi dùng tay để xì mũi... Do đó, nếu không rửa tay thường xuyên sẽ vô tình reo rắc mầm bệnh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của chính bạn và mọi người xung quanh.
Rửa tay đúng cách để ngăn chặn các mầm bệnh
2. Nên chú ý rửa tay vào những thời điểm nào?
Khá nhiều người nhận thức được việc rửa tay là hoàn toàn cần thiết, thế nhưng không phải ai cũng biết được nên rửa tay vào thời điểm nào là tốt nhất. Trong phần này sẽ liệt kê chi tiết cho bạn:
- Trước, trong và sau khi bạn chuẩn bị thức ăn, thực phẩm...
- Trước khi ăn hãy rửa tay thật sạch sẽ.
- Trước và sau khi chăm sóc những người bệnh, đặc biệt là những đối tượng nhiễm các bệnh dễ lây truyền.
- Trước và sau khi điều trị những vết cắt, vết mổ, vết thương...
- Đặc biệt sau khi đi vệ sinh cần phải rửa thật kỹ càng.
- Sau khi thay tã, tắm hay thay quần áo cho trẻ nhỏ.
- Nếu chạm vào động vật, thức ăn hay phân, nước tiểu của chúng cũng cần phải rửa tay ngay.
- Sau khi chạm vào rác thải.
- Đặc biệt, sau khi xì mũi, ho, hắt hơi.
Sau khi xì mũi, ho, hắt hơi cần rửa tay ngay
3. Vì sao chúng ta đa phần đề rửa tay sai cách?
Việc rửa tay sai cách dù có rửa nhiều đến đâu vẫn tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm, các loại vi khuẩn vẫn cư trú ở tay và cơ thể chúng ta. Sau đây là những lỗi sai thường gặp khi bạn rửa tay mỗi ngày:
-
Thời gian rửa tay chưa đủ lâu
Bàn tay chúng ta tiếp xúc và chạm vào rất nhiều người, đồ vật... trong cả ngày, bàn tay sẽ rất bẩn nhưng lại không được để ý và chú ý để vệ sinh. Nhiều người không quan trọng vấn đề này nên rửa tay rất qua loa, không đủ lâu để loại bỏ những vết bẩn.
-
Khi rửa tay không dùng xà phòng, nước rửa tay khô
Đôi bàn tay chính là trung gian để chuyên chở các vi khuẩn, vius hay những mầm bệnh. Thế nhưng, nhiều người lại không có thói quen rửa tay với xà phòng hay nước rửa tay khô, vô tình chạm tay vào mắt, mũi, miệng... khiến mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể và dễ bị bệnh.
Chính vì thế, cần phải chú ý để rửa tay đúng cách, thực hiện theo các bước rửa tay bằng xà phòng, nước rửa tay khô... để giúp bạn có thể loại bỏ tối đa những loại virus, vi khuẩn gây bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe của chính bạn và mọi người xung quanh.
Cần rửa tay đúng cách với xà phòng hoặc nước rửa tay
4. Các bước rửa tay đúng cách theo hướng dẫn chuẩn của Bộ Y Tế
Trước tình hình dịch bệnh virus Corona tại Việt Nam cũng như trên toàn cầu, diễn ra hết sức phức tạp, nhằm nâng cao ý thức bảo vệ bản thân và phòng ngừa dịch bệnh, Bộ Y tế đã đưa ra các bước rửa tay thường quy để mỗi chúng ta thực hiện theo. Các bước rửa tay theo Bộ Y Tế đúng chuẩn theo 06 bước như sau:
- Bước 1: Hãy làm ướt tay với nước sạch. Sau đó dùng khoảng 3-5ml nước rửa tay khô hoặc xà phòng vào lòng bàn tay, rồi chà nhẹ lòng bàn tay lại với nhau.
- Bước 2: Chà lòng bàn tay này lên mu bàn tay kia và ngược lại.
- Bước 3: Chà 2 lòng bàn tay vào nhau, miết mạnh các ngón tay vào các kẽ ngón tay.
- Bước 4: Chà mặt ngoài các ngón tay của bàn tay này vào lòng bàn tay kia.
- Bước 5: Chà ngón tay cái của bàn tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại.
- Bước 6: Chà các đầu ngón tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại. Rửa lại tay bằng nước sạch và lau khô.
06 bước rửa tay thường quy đúng cách theo hướng dẫn của Bộ Y Tế
Lưu ý: Để hiệu quả tối đa, mỗi một động tác chà tay phía trên cần phải thực hiện ít nhất năm lần.
5. Nước rửa tay khô loại nào tốt hiện nay?
Với tình hình dịch bệnh diễn biến khá phức tạp nên nhu cầu sử dụng nước rửa tay khô ngày càng tăng cao, chính vì thế có quá nhiều loại xuất hiện trên thị trường hiện nay với mẫu mã đa dạng. Thế nhưng, cần phải mua loại nào chất lượng, uy tín hiện nay là điều mà ai cũng quan tâm và cân nhắc.
-
Những đặc điểm của nước rửa tay khô
Nước rửa tay khô là loại dung dịch rửa tay dạng xịt hoặc dạng gel.
Chúng có vai trò rất lớn để sát khuẩn các loại vi khuẩn, virus gây bệnh cho con người.
Cách sử dụng: Bạn chỉ việc cho vào tay, thoa đều trong khoảng 30 giây mà không cần rửa lại với nước.
Chúng được đóng vào chai với nhiều dung tích khác nhau để thuận tiện cho việc di chuyển.
-
Vì sao nước rửa tay khô House & Home lại được tin dùng suốt thời gian qua?
Nước rửa tay khô House & Home giúp tiêu diệt các loại virus gây bệnh chỉ sau 30 giây tiếp xúc.
Là sản phẩm của công ty VietChem đã được kiểm nghiệm chứng minh hiệu quả bởi Sở Khoa Học Và Công Nghệ Hồ Chí Minh, theo công thức khuyến cáo của WHO.
Là sản phẩm an toàn bởi dùng được cho cả bà bầu và trẻ nhỏ.
Dung tích đa dạng, thuận tiện cho người dùng sử dụng, vận chuyển (500ml, 100ml).
Đa dạng mùi hương thơm mát, dễ chịu: Chanh sả, Cam quế, Táo.. để khách hàng thoải mái được lựa chọn.
Nước rửa tay khô House & Home được tin dùng suốt thời gian qua
Hy vọng với 06 bước rửa tay của Bộ Y Tế, bạn đã có thể hình dung ra quy trình rửa tay bằng xà phòng hay các bước rửa tay cho trẻ sao cho đúng chuẩn nhất để giúp ngăn ngừa các loại virus gây bệnh cho bản thân và mọi người xung quanh. Để được tư vấn và hướng dẫn đặt mua các loại nước rửa tay khô cùng các sản phẩm gia dụng thiết yếu khác trong cuộc sống, xin vui lòng truy cập vào website https://house-home.vn/ hoặc liên hệ trực tiếp theo số HOTLINE 0981 8384 66.