Trẻ sốt mọc răng 39 độ cha mẹ nên làm gì?
Giai đoạn mọc răng đánh dấu bước tiến quan trọng trong hành trình lớn khôn của trẻ, nhưng đi kèm là không ít triệu chứng khiến bé khó chịu, đặc biệt là tình trạng sốt. Có không ít trường hợp trẻ sốt mọc răng 39 độ khiến cha mẹ vô cùng lo lắng và băn khoăn: liệu đây có bình thường? Có phải trẻ đang bị bệnh? Và chúng ta nên xử trí thế nào cho đúng? Tất cả những thông tin cha mẹ cần biết sẽ được bật mí ngay sau đây!
Điều gì khiến trẻ bị sốt trong thời kỳ mọc răng?
Giai đoạn mọc răng là một trong những cột mốc phát triển quan trọng nhưng cũng khá "khó chịu" với trẻ nhỏ. Khi răng chuẩn bị nhú lên, phần nướu sẽ bị kích thích, sưng đỏ và đau rát. Cơ thể trẻ phản ứng lại bằng cách tăng thân nhiệt, dẫn đến tình trạng sốt.
Không chỉ vậy, trong thời điểm này, trẻ thường xuyên ngứa nướu nên có xu hướng cho tay hoặc đồ chơi vào miệng để cắn, nhai nhằm giảm cảm giác khó chịu. Đây lại là cơ hội để vi khuẩn, virus xâm nhập, khiến hệ miễn dịch phải hoạt động mạnh mẽ hơn và kết quả là trẻ bị sốt.
Thông thường, nhiệt độ sốt do mọc răng dao động trong khoảng 37.5 – 38.5 độ C (mức độ nhẹ và có thể chăm sóc tại nhà). Tuy nhiên, với những trẻ có cơ địa nhạy cảm, tình trạng sốt mọc răng 39 độ hoặc thậm chí sốt 39.5 độ có thể xảy ra.
Trẻ khó chịu khi mọc răng
Bảng phân biệt sốt do mọc răng và sốt do bệnh lý
Tiêu chí | Sốt do mọc răng | Sốt do bệnh lý |
Nhiệt độ cơ thể | 37.5°C – 38.5°C, đôi khi chạm 39°C, không kéo dài quá lâu | ≥ 39°C, sốt cao kéo dài trên 2 ngày |
Tình trạng nướu | Sưng đỏ, có thể thấy răng nhú lên, trẻ thích cắn nhai | Nướu bình thường, không sưng hoặc đỏ |
Nước dãi | Chảy nhiều, liên tục | Không đặc trưng |
Biểu hiện toàn thân | Cáu gắt nhẹ, khó ngủ, vẫn ăn uống ít nhiều | Lừ đừ, bỏ bú hoàn toàn, mất sức, có thể co giật |
Triệu chứng đi kèm | Không ho, không sổ mũi, không phát ban | Có thể ho, sổ mũi, phát ban, nôn ói, tiêu chảy |
Thời gian sốt | 1–2 ngày, tự hết sau khi răng trồi lên | Kéo dài hơn, không tự giảm nếu không điều trị |
Nguy cơ lây lan | Không lây | Có thể lây nếu là bệnh truyền nhiễm |
Cần đi khám không? | Theo dõi tại nhà, chăm sóc đúng cách là đủ | Nên đi khám ngay nếu sốt cao, kèm triệu chứng bất thường |
Trẻ mọc răng sốt 39 độ có sao không? Khi trẻ sốt mọc răng phải làm sao?
Trên thực tế, sốt 39 độ khi mọc răng không phải là hiếm gặp, nhất là trong giai đoạn trẻ từ 6 tháng đến 2 tuổi khi hệ miễn dịch còn yếu và dễ bị kích thích bởi những thay đổi trong cơ thể.
Nếu cơn sốt chỉ kéo dài dưới 24 giờ, không kèm các dấu hiệu bất thường (như co giật, li bì, bỏ bú, nổi mẩn, tiêu chảy...) thì nhiều khả năng chỉ là phản ứng tạm thời do mọc răng. Lúc này, cha mẹ nên giúp con hạ sốt bằng các biện pháp an toàn như:
- Lau người trẻ bằng khăn ấm ở vùng nách, cổ, trẻn
- Mặc đồ mỏng và thoáng mát cho trẻ, giữ nhiệt độ phòng từ 26–28 độ C
- Cho trẻ uống nước thường xuyên, bú mẹ hoặc uống sữa nhiều hơn để tránh mất nước
Cho trẻ tích cực bú mẹ để tránh sốt mất nước
- Nếu trẻ đã ăn dặm hoặc ăn cơm thì nên cho trẻ ăn đồ ăn mềm, dễ tiêu, tránh đồ cay nóng
- Dùng khăn lạnh hoặc vòng gặm nướu đã để mát để trẻ nhai
Cho trẻ dùng gặm nướu để tránh tình trạng khó chịu
- Cha mẹ có thể dùng tay đã rửa sạch để xoa dịu nướu trẻ một cách nhẹ nhàng, giúp giảm cảm giác đau tức
- Tránh ủ ấm quá mức vì sẽ làm trẻ sốt cao hơn
- Không chườm lạnh trực tiếp vì dễ gây sốc nhiệt
- Cho trẻ uống thuốc hạ sốt (Paracetamol) đúng liều theo cân nặng, cách 4–6 tiếng/lần nếu cần.
Cho trẻ uống hạ sốt khi cần
Còn nếu thấy trẻ sốt cao trên 39 độ kéo dài kèm theo các triệu chứng dưới đây thì cha mẹ nên đưa trẻ đi khám ngay:
- Sốt kéo dài trên 48 giờ
- Bé lừ đừ, không chơi, bỏ bú
- Có co giật hoặc tím tái
- Xuất hiện ban đỏ, ho nhiều, khó thở
Tùy từng nguyên nhân, bác sĩ sẽ tư vấn cách hỗ trợ điều trị phù hợp nhất cho trẻ.
Giữ vệ sinh răng miệng chính là hàng rào đầu tiên bảo vệ trẻ khi mọc răng
Như đã chia sẻ ở trên, giai đoạn mọc răng là thời điểm hệ miễn dịch răng miệng của trẻ đang rất yếu, dễ bị tấn công bởi vi khuẩn. Thêm vào đó, trẻ thường xuyên cho tay hoặc đồ vật vào miệng để "giải tỏa" cảm giác khó chịu, vô tình khiến nguy cơ nhiễm khuẩn tăng cao. Nếu không vệ sinh đúng cách, các vụn thức ăn thừa đọng lại sẽ là “mồi ngon” cho vi khuẩn gây viêm nướu, sâu răng sớm, thậm chí là hôi miệng – điều mà không bậc cha mẹ nào mong muốn.
Trong trường hợp trẻ đã mọc nhiều răng, độ tuổi từ tiểu học việc làm sạch các kẽ răng nên được ưu tiên vì bàn chải thông thường rất khó tiếp cận. Lúc này, tăm chỉ TAMCHI KIDS của CLARA sẽ là trợ thủ đắc lực. Đây là sản phẩm được tinh chỉnh phù hợp với cấu trúc răng miệng và thói quen sinh hoạt của trẻ nhỏ:
- Sợi chỉ mềm mại giúp nhẹ nhàng lấy đi thức ăn mắc giữa các kẽ răng sữa mà không gây tổn thương nướu
- Hình hươu cao cổ ngộ nghĩnh tạo hứng thú cho trẻ mỗi lần vệ sinh răng,
- Bo góc tròn toàn thân tránh gây trầy xước miệng trẻ
TAMCHI KIDS không chỉ giúp lấy sạch thức ăn mắc kẹt sâu trong kẽ răng trẻ mà còn giúp trẻ làm quen dần với thói quen chăm sóc răng miệng đúng cách, một kỹ năng quan trọng nhưng thường bị xem nhẹ ở độ tuổi mầm non.
Sốt mọc răng là hiện tượng sinh lý bình thường, nhưng nếu không theo dõi kỹ và chăm sóc đúng cách có thể dẫn đến những hệ lụy không mong muốn cho sức khỏe của trẻ. Là cha mẹ, việc nhận biết chính xác dấu hiệu, giữ gìn vệ sinh răng miệng, và lựa chọn sản phẩm phù hợp trong giai đoạn nhạy cảm này chính là cách thể hiện sự yêu thương thiết thực nhất.