Kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống phanh (thắng) xe ô tô
Hệ thống thắng/ phanh đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình vận hành của xe ô tô, đảm bảo an toàn cho xe cũng như người ngồi sử dụng. Chính vì vậy mà việc kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống thắng/ phanh xe ô tô là việc cần làm định kì. Bài viết này hãy cùng House & HOME tìm hiểu kĩ hơn về quy trình bảo dưỡng phanh ô tô đúng quy chuẩn nhé!
1. Nguyên nhân khiến phanh xe không đảm bảo
Nguyên nhân nào khiến phanh xe kém hiệu quả
Trong quá trình xe vận hành, bụi bẩn, bùn đất sẽ lọt vào các ngóc ngách nhỏ bên trong hệ thống phanh là điều khó tránh khỏi. Khi tình trạng này diễn ra lâu sẽ khiến các chi tiết của hệ thống phanh bị gỉ sét, ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống phanh, có thể gây ra những trường hợp nguy hiểm trong quá trình xe vận hành, đặc biệt là khi lưu thông trên đường cao tốc.
2. Những lỗi về hệ thống phanh thường gặp do không được bảo dưỡng
Hệ thống phanh xe hoạt động lâu ngày không được bảo dưỡng sẽ gặp một số vấn đề như:
-
Phanh kém hiệu quả
Khi hệ thống phanh xuống cấp, bạn sẽ thấy hiện tượng đạp phanh hết cỡ mà chất lượng phanh không được như bình thường. Do rò rỉ mà dầu phanh giảm đáng kể, dầu phanh bị lẫn với nước làm cho lực đạp phanh không đủ để tạo áp lực cần thiết đến phanh. trường này bạn nên kiểm tra đường ống dầu và tiến hành châm thêm hoặc thay mới dầu.
Khi đạp phanh hết cỡ mà không hiệu quả hoặc đạp phanh thấy nhẹ thì chứng tỏ xi lanh chính bị hỏng, hệ thống phanh bị hở gió khiến cho dầu bị lẫn với không khí.
Đạp phanh hết cỡ mà không hiệu quả
-
Hoạt động của phanh không ổn định
Nếu phanh hoạt động bình thường khi khi đạp phanh người lái cần cảm thấy phản ứng đều đặn từ hệ thống phanh xe. Trường hợp hệ thống phanh có vấn đề sẽ gặp phải hiện tượng bàn đạp phanh được giữ trong thời gian dài nhưng lực phanh xuất hiện rất nhanh rồi biến mất, chu kì này lặp lại đều đặn. Điều này chứng tỏ má phanh, đĩa phanh bị hỏng, cần kiểm tra và khắc phục ngay.
-
Đạp phanh thấy nặng
Nguyên nhân gây ra hiện tượng này xảy ra thường sẹc vô bị hỏng, khiến sự chênh lệch áp suất không đủ lớn để hỗ trợ lực từ bàn đạp phanh. Nên khi cần người lái phải đạp với lực rất mạnh để phanh xe lại. Khi gặp phải vấn đề trên, bạn nên đem xe đi kiểm tra phanh, giao công bao kín sẹc vô hoặc thay thế.
Một nguyên nhân khác gây ra hiện tượng này là do đường ống dầu phanh bị tắc khiến cho áp lực dầu răng không và không thể truyền tới cơ cấu phanh. Để khắc phục tạm thời vấn đề này, bạn hãy điều chỉnh ghế ngồi sao cho phần lưng và hông tựa vào ghế tạo tư thế tốt để tạo lực phanh lớn.
-
Phanh xe bị bó
Hiện tượng này thường xảy ra khi xe di chuyển trên những cung đường và cần tiến hành đạp phanh nhưng xe không lướt đi nhẹ nhàng sau khi đạp mà cảm thấy có lực cản. Đây có thể là do hệ ắc thắng của hệ thống phanh bị khô mỡ hoặc kẹt piston heo thắng gây ra. Khi thấy hiện tượng như vậy bạn hãy kiểm tra ắc thắng, heo thắng và tiến hành vệ sinh, tra dầu để phanh hoạt động ổn định lại.
Hiện tượng này xảy ra do ắc thắng bị khô hoặc kẹt piston heo thắng
-
Có tiếng kêu phát ra từ cơ cấu phanh
Phần lớn hệ thống phanh trên ô tô hiện nay được trang bị cơ cấu phanh đĩa ở 2 bánh trước hoặc cả 4 bánh. Dấu hiệu của bố mòn đến giới hạn cần thay thế là khi tài xế đạp phanh mà nghe thấy tiếng kêu ken két.
Tuy nhiên, nếu tiếng kêu không lớn, không xuất hiện liên tục thì có thể là do đất cát, bụi bẩn lọt vào trong cơ cấu phanh. Vấn đề này sẽ được giải quyết sau khi vệ sinh cơ cấu phanh.
3. Kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống phanh ô tô đúng cách
Hệ thống phanh xe có vai trò rất quan khi xe ô tô vận hành, nếu không được bảo dưỡng đúng cách đều đặn, xe sẽ dễ gặp phải vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến sự an toàn của người lái xe cũng như những người đồng hành. Vậy hãy cùng House & HOME đi tìm hiểu một quy trình bảo dưỡng phanh xe ô đúng cách sẽ như thế nào nhé! Nếu có đủ dụng cụ và nắm được kĩ thuật bạn có thể tự bảo dưỡng phanh cho xe theo quy trình này.
Bước 1: Tiến hành tháo ốc phía sau giá phanh
Sử dụng cờ lê phù hợp để thực hiện việc tháo ốc phía sau bộ giá phanh. Nếu xe của bạn có hệ thống cảm biến độ mòn thì hãy rút chốt cắm ra, sau đó nhấc bộ giá đỡ ra khỏi đĩa phanh rồi mới tháo đến các má phanh.
Bước 2: Rút suốt trượt bên ngoài đĩa phanh
Khi đã tháo rời hết tất cả các bộ phận suốt trượt bên ngoài đĩa phanh bạn hãy bỏ chúng vào một chiếc hộp hoặc để ở vị trí sạch sẽ nào đó để không bị thất lạc.
Bước 3: Vệ sinh phanh bằng dung dịch vệ sinh chuyên dụng
Ở bước này bạn hãy chọn sử dụng các loại dung dịch vệ sinh chuyên dụng dành cho phanh ô tô để vệ sinh chiếc cùm mỡ má phanh và giá đỡ phanh, vệ sinh các chi tiết bằng nhựa, cao su. Tiến hành lau chùi sạch các bụi bẩn, gỉ sắt bám trong các ngóc ngách của bộ giá đỡ.
Dùng dung dịch vệ sinh chuyên dụng để làm sạch các chi tiết
Bước 4: Tiến hành bôi mỡ lên phanh
Sau khi suốt trượt bạn tiến hành bôi mỡ cho bộ phận này. Nên sử dụng cá mỡ bò chuyên dụng cho bước này để bảo vệ má phanh, tăng độ cứng và tuổi thọ cho má phanh, loại bỏ tiếng rít. Hãy đưa phần chốt vào lỗ để kiểm tra độ trơn trượt xem đã đạt yêu cầu hay chưa.
Bước 5: Hoàn thành phần bảo dưỡng
Đến đây việc bảo dưỡng phanh ô tô đã gần như hoàn thành. Bạn tiến hành lắp ráp lại các chi tiết vào vị trí ban đầu theo lần lượt thứ tự như sau: bộ cùm phanh, má phanh, bộ má phanh rồi siết chặt các con ốc vào đúng vị trí và cắm đường dây hệ thống cảm biến lại.
Bước 6: Lắp lại bánh xe
Sau khi đã hoàn tất việc bảo dưỡng lại hệ thống phanh xe, bạn cần lắp lại bánh xe. Lưu ý hãy vặn lại đầy đủ và chặt những con ốc đã tháo ra trước đó, không được để thiếu.
Lắp lại bánh xe
Trên đây là những thông tin hữu ích về quy trình kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống phanh xe ô tô chuẩn mà House & HOME muốn chia sẻ tới bạn. Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu thêm về tầm quan trọng của việc bảo dưỡng hệ thống xe hơi định kì. Và bạn cũng đừng quên thường xuyên ghé thăm House & HOME để cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc xế yêu nhé!