Côn trùng là gì? Chúng có những đặc điểm đặc trưng nào?
Côn trùng là gì? Chúng có những đặc điểm đặc trưng nào và phải làm sao để hạn chế tối đa các loại côn trùng có trong nhà và môi trường sống xung quanh? Bài viết này, House & Home sẽ chia sẻ cho bạn những thông tin cần thiết để áp dụng.
1. Côn trùng là gì? Vì sao chúng không ngừng phát triển trong hàng triệu năm?
Côn trùng là một loài động vật thân mềm thuộc ngành không xương sống, gồm có bộ xương ngoài có kích thước khá nhỏ và làm bằng kitin.
Môi trường sống của chúng khá phức tạp và vô cùng đa dạng, chúng được phân bổ ở những môi trường sống khác nhau như: Sa mạc, rừng, nước ngọt, ao hồ, suối, đồng cỏ, đất ngập nước và cả biển.
Nổi tiếng là loài động vật sở hữu hệ thống giác quan vô cùng nhanh nhạy, chính xác để có thể di chuyển một cách nhanh chóng và lẩn trốn kẻ thù. Bên cạnh đó, lý do thực sự khiến chúng có thể tồn tại, phát triển nhanh chóng, tiến hóa hàng triệu năm nhờ đặc điểm vô cùng mắn đẻ: mỗi lần con cái sinh sản có thể từ vài chục đến vài trăm trứng.
Côn trùng hô hấp khá hiệu quả, khi nhả khí CO2 chúng không cần lấy oxi. Có thể nhiều người chưa biết, ong là nhà vô địch trong việc điều phối lượng oxi trong cơ thể.
Côn trùng là gì?
2. Những đặc điểm đặc trưng của côn trùng
Côn trùng là động vật đã quá quen thuộc trong đời sống của chúng ta, chúng phát triển nhanh chóng và ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày rất nhiều. Sau đây là những đặc điểm đặc trưng nhất của loài động vật này để bạn nắm chắc cũng như dễ dàng nhận biết được.
2.1 Đặc điểm cấu tạo của côn trùng
Côn trùng có kích thước khá nhỏ, chỉ từ 1mm – 180mm mà thôi. Nếu xét về cấu tạo cơ thể, chúng được phân chia thành 3 phần: Đầu, ngực, bụng.
-
Đầu
Phần đầu của côn trùng nằm ở phía trước của cơ thể, ở trên đầu gồm có các bộ phận và đảm nhận một nhiệm vụ khác nhau như sau:
Phần râu: Chúng được phân chia thành nhiều đoạn khá rõ ràng, có vai trò để xác định âm thanh, rung động cùng với các yếu tố khác nhau của môi trường xung quanh.
Phần miệng: Đây là phần khá phức tạp và chúng được phân hóa theo từng chế độ ăn uống riêng của mỗi loài.
Mắt kép: Được cấu tạo như hàng triệu thấu kính nhỏ để giúp các loại côn trùng có thể quan sát với tầm nhìn đến 360 độ.
Mắt đơn: Có vai trò quan trọng để giúp côn trùng phân biệt được sáng tối để sinh tồn.
-
Ngực
Đây là bộ phận nằm ở phần giữa cơ thể của côn trùng. Ngực của chúng có 3 cặp chân và đến 2 – 4 cánh cùng các cơ quan khác để điều khiển sự hoạt động.
Chân được chia thành 5 phần, với mỗi loài côn trùng khác nhau chúng sẽ có cấu tạo chân khác nhau. Ví dụ: Chân của loài châu chấu có cấu tạo để hỗ trợ cho sự bậc nhảy, còn chân của ong mật có gắn “chiếc giỏ” đặc biệt để giúp giữ phấn hoa.
Còn riêng phần cánh của côn trùng là bộ phận để giúp chúng di chuyển xa hơn, dễ dàng hơn, đồng thời còn tránh được những mối nguy hiểm xung quanh. Đây còn là điểm nhận dạng của các loài với nhau, bởi mỗi loài sẽ có những màu sắc cũng như kiểu dáng của cánh khác nhau.
-
Bụng
Bụng là bộ phận nằm ở phần cuối của cơ thể côn trùng, đây là nơi chứa các cơ quan bài tiết và cơ quan sinh sản của chúng. Mặc dù, chúng khá nhỏ bé về kích thước nhưng lại được cấu tạo bởi hệ tiêu hóa khá hoàn chỉnh.
Bụng còn là nơi dự trữ nước của những loài sinh vật này để giúp chúng có thể sinh tồn ở những điều kiện môi trường khác nhau (khô, nóng) khắc nghiệt.
Đặc điểm cấu tạo của côn trùng
2.2 Côn trùng gồm có những loại nào?
Đa phần các loài côn trùng đều bắt đầu từ trứng, sau đó chúng rời khỏi trứng và lớn lên, biến đổi hình thái cho đến khi trưởng thành. Khi trưởng thành chúng mới bắt đầu nhiệm vụ sinh sản, tùy vào mỗi loài chúng sẽ có kiểu phát triển biến thái khác nhau, thời gian hoàn thành cũng khác nhau.
Sự biến thái của các loài côn trùng được chia thành hai kiểu cơ bản như sau: Biến thái hoàn toàn và biến thái không hoàn toàn.
-
Biến thái hoàn toàn ở côn trùng
Với loại biến thái này, có tới 88% loại côn trùng trên thế giới trải qua. Với loại này, chúng thường sẽ có bốn giai đoạn của vòng đời như: Trứng, ấu trùng, nhộng, con trưởng thành.
Có thể điểm qua một số loài trải qua kiểu biến thái hoàn toàn thường gặp, chúng là các loại côn trùng có cánh như: Bướm, ruồi, kiến, muỗi, ong, bọ cánh cứng…
-
Biến thái không hoàn toàn
Với kiểu biến thái này còn được gọi là biến thái không đầy đủ, các loại côn trùng ký sẽ trải qua ba giai đoạn phát triển: Trứng, ấu trùng và con trưởng thành.
Những loại côn trùng trải qua loại biến thái không hoàn toàn này phải kể đến như: Gián, mối, chuồn chuồn, châu chấu, bọ ngựa…
Chuồn chuồn là côn trùng thuộc dạng biến thái không hoàn toàn
3. Nếu bị côn trùng cắn cần phải xử lý như thế nào?
Khi bị côn trùng đốt, cần lưu ý vào những biểu hiện xảy ra trên cơ thể cũng như loài cắn, để bạn có thể xử lý một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất:
3.1. Trường hợp côn trùng cắn nhẹ
Nếu như bạn bị côn trùng cắn hay đốt thường sẽ chỉ xảy ra một số phản ứng nhẹ như: đau, ngứa, sưng và đỏ… rồi bạn sẽ tự khỏi trong vài giờ mà không để lại những di chứng nào.
Lúc này, bạn cần lấy ngòi ra bằng dao, kim hoặc nhíp để nhổ ra. Sau đó rửa sạch vết thương bằng chất khử khuẩn, băng vết thương hoặc cũng có thể chườm lạnh để giảm đau và sưng nề nhanh nhất. Đừng quên bôi tại chỗ kem bôi da do côn trùng đốt đảm bảo chất lượng để có thể giảm nhanh chóng các triệu chứng.
3.2. Trường hợp côn trùng đốt nặng
Với trường hợp này sẽ xuất hiện những phản ứng lan tỏa với một quầng đỏ lan rộng, ngứa nhiều và đau nhức, bạn cần cần rửa sạch vùng bị cắn, đốt, chườm lạnh...
Hoặc nhiều trường hợp nặng hơn, sẽ khiến bạn bị dị ứng toàn thân như: phù môi, mắt, nổi mày đay hoặc có thể khiến co thắt phế quản, sốt… hay sốc phản vệ. Nếu không cấp cứu kịp thời có thể nguy hiểm đến tính mạng, với những trường hợp này bắt buộc bạn cần phải điều trị trong bệnh viện.
Với những ai rất hay bị dị ứng với côn trùng, hãy luôn mang theo bên mình một hộp chống dị ứng có chứa adrenaline (epinephrine) để an tâm đi lại hay vận chuyển xa.
4. Làm cách nào để hạn chế tối đa côn trùng trong nhà?
Các loại côn trùng trong nhà không chỉ gây ô nhiễm mà còn cắn và đốt con người, gây dị ứng, khó chịu thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng. Sau đây là những biện pháp đơn giản, dễ thực hiện để có thể giúp bạn hạn chế tối đa côn trùng xuất hiện trong nhà và các môi trường xung quanh.
- Hạn chế tối đa các loại nước hoa, quần áo sáng màu để giảm hiệu quả nguy cơ bị ong đốt.
- Nếu đi dã ngoại, hãy kiểm soát mùi hôi hay rác... vì đây là những yếu tố dễ thu hút côn trùng nhất.
- Rời tổ ong hoặc phá hủy khỏi nơi ở của bạn, vì đây cũng là điều rất thu hút các loại côn trùng đến tìm kiếm thức ăn.
- Nếu cần phải làm việc hay qua những nơi có nguy cơ cao bị côn trùng cắn, hãy bảo vệ thân thể bằng quần áo dài, mũ, tất hay găng tay.
- Thường xuyên kiểm tra và diệt những loài bọ chét ở chó, mèo cũng như các vật nuôi trong nhà, vì đây cũng là nơi trú ngụ của các loại côn trùng.
- Có thể sử dụng các loại thuốc xịt diệt côn trùng của House & Home để giúp diệt tối đa và hiệu quả nhất.
Sử dụng thuốc xịt diệt côn trùng để hạn chế bị côn trùng đốt
Hy vọng qua bài viết này, bạn có thể trả lời cho câu hỏi côn trùng là gì? Cần phải làm gì để hạn chế tối đa các loại côn trùng có trong nhà hay môi trường sống xung quanh. Nếu bạn cần tư vấn chi tiết hơn về các loại thuốc diệt côn trùng của House & Home có thể liên hệ đến số HOTLINE 0981 8384 66 và đừng quên thường xuyên truy cập để cập nhật nhiều thông tin bổ ích từ House & Home bạn nhé.