Hotline: 0826 030 030 Địa chỉ: Tầng 2 - số 219 Nguyễn Khoái, Hai Bà Trưng, Hà Nội
24/11/2020 72 Lượt xem
Dứa là một loại trái cây được nhiều người yêu thích bởi những tác dụng nổi bật mà chúng mang đến cho sức khỏe mỗi người. Vậy, tác dụng của dứa là gì, ăn nhiều có tốt không, bổ sung thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp cụ thể trong bài viết sau đây.
Năng lượng | 29 kcal |
Đạm | 800 mg |
Tinh bột | 6.5 g |
Tro | 400 mg |
Canxi | 15 mg |
Kali | 0 |
Sắt | 500 mcg |
Nước | 91.4 g |
Chất béo | 0 |
Chất xơ | 800 mg |
Cholesterol | 0 |
Phốt pho | 17 mg |
Natri | 0 |
Carotin | 40 mcg |
Tỉ lệ thải bỏ | 40 g |
Vitamin C | 24 mg |
Vitamin PP | 200 mg |
Vitamin A | 0 |
Vitamin B1 | 100 mcg |
Vitamin B2 | 0 |
Thành phần dinh dưỡng có trong dứa
Sau đây là những công dụng của dứa đối với sức khỏe:
2.1 Tác dụng của quả dứa giảm đau xương khớp
Công dụng nổi bật của dứa không thể không nhắc đến chính là giảm tình trạng viêm khớp, giảm đau xương khớp hiệu quả. Bởi trong quả dứa có chứa các loại enzyme proteolytic có tên là bromelain, có tác dụng giúp phá vỡ protein phức tạp đồng thời chống viêm hiệu quả.
Tác dụng của quả dứa giảm đau xương khớp
2.2 Công dụng của dứa giúp tăng cường hệ miễn dịch
Mỗi ngày ăn dứa với lượng vừa đủ giúp bạn nạp thêm hơn 130% vitamin C cần thiết cho cơ thể, để giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm bệnh tật.
Bởi khi đi vào cơ thể, vitamin C giúp kích thích hoạt động của bạch cầu và như một chất chống oxy hóa để bảo vệ cơ thể khỏi những tác động xấu của các gốc tự do.
2.3 Lợi ích của dứa tốt cho tế bào và mô
Vitamin C có trong dứa còn đóng một vai trò vô cùng quan trọng để tạo collagen cho cơ thể. Chúng là thành phần thiết yếu tạo nên thành mạch của da, máu, xương cùng các cơ quan khác.
Bên cạnh đó, lượng vitamin C có trong trái dứa giúp chữa lành tổn thương rất hiệu quả, để giúp bạn phòng tránh bệnh tật và nhiễm trùng hiệu quả.
2.4 Tác dụng với hệ tiêu hóa
Dứa là nguồn cung cấp lượng chất xơ hòa tan và không hòa tan voo cùng phong phú. Khi ăn dứa đều đặn sẽ giúp bạn tránh khỏi tình trạng bị tiêu chảy, táo bón, phòng ngừa hội chứng đông máu và những hội chứng ruột kích thích.
Chất xơ trong trái dứa giúp tăng lượng phân, thúc đẩy quá trình thức ăn qua đường tiêu hóa một cách bình thường, quan trọng hơn cả giúp kích thích giải phóng chất tiêu hóa để giúp hòa tan thực phẩm.
2.5 Tốt cho sức khỏe của mắt
Chất beta - carotene có trong trái dứa có tác dụng giúp trì hoãn tình trạng thoái hóa bạch cầu, đây là một trong những căn bệnh gây ảnh hưởng tới thị lực của người cao tuổi.
Tốt cho sức khỏe của mắt
2.6 Tốt cho hệ tuần hoàn máu
Dứa là một trái cây cung cấp một lượng đồng khá lớn cho cơ thể, đây là loại khoáng chất có vai trò rất quan trọng trong phản ứng enzyme và trong các hợp chất khác của cơ thể. Đặc biệt, đồng còn là yếu tố thiết yếu trong việc hình thành các tế bào hồng cầu khỏe mạnh, để tăng lượng oxy cho các cơ quan khác nhau giúp chúng hoạt động tốt hơn. Ngoài ra, đồng còn có tác dụng tăng nhận thức và rất tốt cho hệ thần kinh, để phòng tránh tình trạng rối loạn thần kinh, bệnh Alzheimer hay chứng mất trí nhớ ở người cao tuổi.
2.7 Tác dụng của dứa với bà bầu
Tác dụng của dứa với bà bầu
Việc bổ sung quá nhiều dứa thực chất không tốt và ảnh hưởng xấu đến cơ thể như sau:
3.1 Gây ra các phản ứng dị ứng
Dứa có chứa bromelain, có khả năng tiêu hóa protein. Khi ăn dứa, một số người sẽ bị phản ứng dị ứng nhẹ như ngứa, viêm da mặt và lưỡi. Thông thường, những phản ứng này sẽ tự giảm sau vài giờ, nhưng nếu không thuyên giảm, cần hỏi ý kiến bác sĩ ngay.
Một số người cũng có thể phát triển bệnh hen suyễn và viêm mũi khi họ ăn dứa trong một thời gian dài.
3.2 Phản ứng với thuốc trong cơ thể
Bromelain có trong dứa tương tác với một số loại thuốc trong cơ thể mà bạn đang uống, do đó bạn cần phải cẩn thận khi ăn dứa nếu đang dùng thuốc.
Ví dụ:
3.3 Gây nhạy cảm với răng
Độ pH của dứa dao động từ 3,3 đến 5,2, có nghĩa là dứa có tính axit. Nếu bạn thường xuyên ăn dứa trong một thời gian dài, men răng của bạn sẽ bị bào mòn, dẫn đến răng nhạy cảm.
Bạn cũng nên tránh uống nước dứa chưa pha loãng hoặc cắn dứa nếu như răng bạn vốn dĩ nhạy cảm.
Thận trọng khi ăn dứa để ngăn chặn tình trạng răng của bạn trở nên tồi tệ hơn.
Gây nhạy cảm với răng
3.4 Tăng lượng đường trong máu
Dứa có chứa đường fructose, đây là một loại đường làm tăng lượng glucose trong máu. Vì vậy, nếu có bất cứ dấu hiệu nào, hãy khám bác sỹ để biết rõ tình trạng sức khỏe và cân nhắc nên ăn hay không.
3.5 Gây tiêu chảyHãy uống nhiều nước nếu bạn bị các vấn đề như vậy đồng thời đến gặp bác sĩ nếu tình trạng của bạn không cải thiện trong vài giờ hoặc nếu tình trạng đó trở nên tồi tệ hơn.
Gây tiêu chảy
3.6 Không nên ăn dứa xanh
Ăn một quả dứa chưa chín hoặc uống nước ép dứa xanh cực kỳ nguy hiểm vì có thể dẫn đến tiêu chảy nghiêm trọng và nôn, rất khó điều trị.
Với những chia sẻ qua bài viết này đã giúp bạn có thể hiểu hơn về những tác dụng của dứa mang đến cho cơ thể, lưu ý để bổ sung sao cho hiệu quả và an toàn nhất. Chúc bạn nhiều sức khỏe!
=>> XEM THÊM:
Tìm kiếm liên quan:
Tin xem nhiều
Sản phẩm của chúng tôi:
© 2020 by Vietchem All Right Resered
Gửi bình luận mới
Gửi bình luận