Hotline: 0826 030 030 Địa chỉ: Tầng 2 - số 219 Nguyễn Khoái, Hai Bà Trưng, Hà Nội
04/12/2020 541 Lượt xem
Đặc điểm của cây đinh lăng
Rễ cây đinh lăng là bộ phận chứa rất nhiều thành phần hóa học nhất; còn lá, cành và thân chứa với nồng độ thấp hơn.
Cây đinh lăng có chứa khoảng 8 loại saponin (một vài loại tương tự như thành phần trong sâm), glucosid, tanin, khoảng 13 loại axit amin (cystein, methoonin, lyzin,…), alcaloid, vitamin B1, B2, B6,…
3.1 Đinh lăng lá nhỏ - sâm Nam Dương
Đinh lăng lá nhỏ là loại thường thấy nhất hiện nay, có tên khoa học là Polyscias fruticosa. Ngoài ra, chúng còn có một số tên gọi khác như: đinh lăng nếp, gỏi cá, sâm Nam Dương.
Loại cây này có lá hình lông chim, có hoa, thân nhẵn, chiều cao từ 80cm đến 2m nếu được chăm sóc tốt.
Không chỉ được trồng làm cảnh rất thẩm mỹ, chúng còn được dùng để làm gia vị, làm thuốc trong y học cổ truyền, lá dùng để chế biến món ăn, làm thuốc, làm gối đinh lăng với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Rễ cây được dùng để sắc nước hoặc ngâm rượu uống rất bổ, kéo dài tuổi thọ.
Cây đinh lăng lá nhỏ
3.2 Đinh lăng lá to
Đinh lăng lá to có tên khoa học là Polyscias filicifolia, ngoài ra chúng còn có tên khác là đinh lăng ráng, đinh lăng tẻ, đinh lăng lá lớn. Đinh lăng lá to khá hiếm gặp hiện nay, chúng có lá dày và to hơn nhiều so với loại đinh lăng lá nhỏ.
3.3 Đinh lăng đĩa
Loại cây này có lá khác hẳn với đinh lăng lá nhỏ, dáng lá to tròn, loại lá đĩa này rất hiếm gặp và ít được biết đến.
3.4 Đinh lăng lá răng
Đinh lăng lá răng có dáng lá xẻ răng cưa, thường được trông để làm cây kiểng.
3.5 Đinh lăng lá tròn
Cây đinh lăng lá tròn có tên khoa học là Polyscias balfouriana, tên gọi khác là đinh lăng vỏ hến. Loại cây này có dáng lá to, xen kẽ màu xanh và trắng trông rất hài hòa, đẹp mắt nên thường được trồng để làm cây cảnh.
Đinh lăng lá tròn
3.6 Đinh lăng lá vằn
Loại này có tên khoa học là Polyscias guilfoylei, có hình dáng lá đẹp như những cánh hoa, loại cây đinh lăng này khá hiếm gặp hiện nay.
3.7 Đinh lăng mép lá bạc
Loại cây này còn có tên gọi khác là đinh lăng viền bạc, đinh lăng trổ. Đinh lăng viền bạc có dáng lá đẹp, được trồng làm cây cảnh dạng đinh lăng bonsai.
Cây đinh lăng chữa bệnh gì
Dùng lá đinh lăng sắc uống hằng ngày để giúp tăng cường, bồi bổ sức khỏe.
Dùng 40g lá đinh lăng tươi giã nát, sau đó đắp trực tiếp lên vết thương hoặc nơi khớp đau nhức.
Dùng lá đinh lăng phơi khô và lót bên dưới nơi trẻ nằm.
Dùng đậu săn, nghệ vàng, bách bộ, rễ đinh lăng, rau tần, mỗi thứ 8g, củ xương bồ 6g và gừng khô 4g sắc với 600ml còn lại 250ml.
Chia thành 2 lần uống trong ngày.
Nên uống thuốc khi còn nóng để gia tăng tác dụng.
Dùng 20 – 30g thân, cành đinh lăng sắc với nước.
Tiếp theo chia thành 3 lần uống trong ngày.
Bạn cũng có thể kết hợp với cây cam thảo, cúc tần và cây xấu hổ.
Dùng 30 - 40g rễ cây đinh lăng sắc với 500ml nước, sắc cho đến khi còn lại 250ml.
Uống khi còn nóng.
Dùng nhân trần 20g, ý dĩ 16g, rễ cỏ tranh, biển đậu, chi tử, hoài sơn, xa tiền tử, rễ đinh lăng, ngũ gia bì, mỗi thứ 12g, uất kim, ngưu tất, nghệ, mỗi thứ 8g.
Sắc uống mỗi ngày một thang.
Dùng hà thủ ô, hoàng tinh, thục địa, rễ đinh lăng, mỗi thứ 100g và tâm thất 20g đem đi tán bột.
Mỗi lần sắc uống 100g.
Các bài thuốc tốt cho sức khỏe từ cây đinh lăng
Với những thông tin qua bài viết này, mong rằng House & Home đã giúp bạn hiểu hơn về công dụng cây đinh lăng chữa bệnh gì, tham khảo thêm một số bài thuốc để giúp chữa bệnh hiệu quả. Chúc bạn và gia đình nhiều sức khỏe.
Tìm kiếm liên quan:
Tin xem nhiều
Sản phẩm của chúng tôi:
Nguyễn Văn Sales
Kinh doanh PAC
0919880793000
02@gmail.com
Nguyễn Văn Sales
Kinh doanh PAC
0919879793000
hi2@gmail.com
© 2020 by Vietchem All Right Resered
Gửi bình luận mới
Gửi bình luận