Hotline: 0826 030 030 Địa chỉ: Tầng 2 - số 219 Nguyễn Khoái, Hai Bà Trưng, Hà Nội
30/09/2020 100 Lượt xem
Bệnh tay chân miệng là một loại bệnh quá quen thuộc đối với mỗi chúng ta vì bệnh diễn ra phổ biến hiện nay. Vậy, bệnh tay chân miệng có nguy hiểm không, cần phòng ngừa như thế nào? Hãy theo dõi chi tiết qua những thông tin được House & Home tổng hợp dưới đây.
Trước tiên cần lưu ý và xem bệnh tay chân miệng là gì? Bệnh tay chân miệng là một bệnh do nhiều loại virus gây ra. Người lớn có bị tay chân miệng không hay chỉ trẻ em mới bị mắc? Câu trả lời là có nhưng đối tượng trẻ em sẽ bị nhiễm bệnh nhiều hơn.
Về cơ bản, nếu chỉ bị bệnh ở giai đoạn ban đầu sẽ không để lại quá nhiều nghiêm trọng, sẽ tự khỏi trong vòng khoảng hai tuần. Thế nhưng, trong nhiều trường hợp nguy hiểm, bệnh này còn có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng như màng não, bại liệt, thậm chi gây tử vong nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời.
Nhiều người thường hay đặt ra câu hỏi: bệnh tay chân miệng có cần nhập viện hay không? Hãy cùng theo dõi về ba giai đoạn phát triển của bệnh dưới đây, để xác định tình trạng của bản thân để điều trị hiệu quả nhất.
Đây là giai đoạn thường không có triệu chứng gì, diễn ra trong vòng từ 3-7 ngày là có thể tự khỏi.
Trong giai đoạn này, người bệnh sẽ bị bệnh từ 1-2 ngày với các triệu chứng như: sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng, biếng ăn và bị tiêu chảy nhiều lần trong ngày.
Bệnh sẽ kéo dài lâu từ 3-10 ngày với những triệu chứng như bị loét miệng, các vết phát phan phát triển mạnh và lan rộng rồi để lại vết thâm, trẻ bị sốt nhẹ rồi nôn ói gây nguy hiểm. Nếu bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ do virus coxsackievirus A16 gây ra thì sẽ tự khỏi chỉ sau 3-5 ngày.
Lưu ý: Với bệnh tay chân miệng ở thể tối cấp, bệnh nhân bị suy tuần hoàn, suy hô hấp và hôn mê co giật vô cùng nguy hiểm. Thậm chí, trường hợp xấu nhất sẽ dẫn đến tử vong. Thể bệnh này nguyên nhân do virus EV71 gây ra.
Bệnh chân tay miệng có nguy hiểm không
Ngoài những triệu chứng cơ bản giống như bệnh tay chân miệng ở người lớn, bệnh ở trẻ nhỏ còn có những dấu hiệu sau cần lưu ý để điều trị kịp thời:
Sốt là dấu hiệu tay chân miệng ở trẻ dễ thấy nhất
Nếu xuất hiện những triệu chứng bệnh chân tay miệng ở trẻ em, phụ huynh cần lưu ý và đưa trẻ đi khám ở bệnh viện nhanh nhất, tránh những biến chứng nguy hiểm của bệnh.
Tay chân miệng là một trong những bệnh có sức lây lan rất nhanh, vậy bệnh tay chân miệng lây qua đường nào là phổ biến?
Bệnh lây truyền trực tiếp từ người sang người thông qua đường miệng, nước bọt khi nói chuyện, qua các chất tiết từ mũi, phân của trẻ bị mang bệnh.
Trẻ em chơi đùa và tiếp xúc trực tiếp cùng với những người bị nhiễm bệnh.
Trong quá trình chơi đùa, tiếp xúc, nói chuyện, ăn uống chung... vô tình trẻ sẽ hít, nuốt phải những dịch tiết hay nước bọt của người bệnh.
Nếu trẻ tiếp xúc với dịch tiết từ mụn nước hay phân của người bệnh.
Cầm nắm và chơi chung đồ chơi cùng với bé bị mắc bệnh tay chân miệng.
Bệnh chân tay miệng lây qua đường nào
Bệnh tay chân miệng ở trẻ nếu như không được can thiệp cũng như điều trị kịp thời sẽ phát triển rất nhanh và có khả năng bùng phát thành dịch lớn vô cùng nguy hiểm. Vì thế, trong một tập thể và khu sinh sống có người bị mắc tay chân miệng mà không được phòng ngừa cẩn thận, thì những đứa trẻ xung quanh cũng rất dễ bị mắc bệnh.
Bởi đây là một bệnh rất dễ lây truyền và phát triển mạnh nếu không được điều trị và phòng ngừa cẩn thận, do đó cần lưu ý:
Bệnh tay chân miệng có kiêng ăn gì không
6. Tham khảo những cách điều trị bệnh tay chân miệng hiệu quả
Hiện nay, không có thuốc cũng như phương pháp điều trị đặc hiệu cho loại bệnh này. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể chủ động thực hiện những cách sau để giảm triệu chứng và chờ cho đến khi bệnh tự khỏi như sau:
Bệnh tay chân miệng có phải kiêng gì không
Điều quan trọng để điều trị bệnh tay chân miệng hiệu quả chính là cần lưu ý đến những biểu hiện đầu tiên của bệnh. Nếu nghi ngờ mắc bệnh, cần đưa người bệnh đến bệnh viện để xét nghiệm cũng như có những phương pháp điều trị hiệu quả nhất. Hy vọng với bài viết này của House-home bạn đã có thể trả lời câu hỏi bệnh tay chân miệng có nguy hiểm không cùng những lưu ý cần thiết và biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất.
XEM THÊM:
Nước rửa tay khô sát khuẩn là gì? Cách sử dụng đúng chuẩn của Bộ y tế
Tìm kiếm liên quan:
Tin xem nhiều
Sản phẩm của chúng tôi:
© 2020 by Vietchem All Right Resered
Gửi bình luận mới
Gửi bình luận